Trống đồng, là một trong những Bảo vật văn hóa còn được lưu giữ đến hiện tại. Vật phẩm không chỉ lưu giữ những giá trị văn hóa, bản sắc nổi bật của con người thời kì đồ đồng, Văn Lang mà còn biểu tượng cho tín ngưỡng thờ cúng tâm linh. Trống đồng cổ xưa tại Việt Nam được ghi nhận là những chiếc Trống thuộc nhóm cổ nhất trên thế giới, được tìm tòi và nghiên cứu rộng rãi. Ý nghĩa Trống đồng là gì? Vì sao ngày nay nhiều người đặt Trống đồng trong nhà hay nơi làm việc?
Trống đồng là một loại nhạc cụ gõ bằng đồng được tìm thấy tại vùng Đông Nam Á và miền Nam Trung Quốc. Theo các nghiên cứu, Trống đồng có niên đại sớm nhất từ thời đại đồ đồng, cách ngày nay hơn 2000 năm.
Trống đồng của người Việt rất đa dạng. Mổi bật nhất hiện nay còn được bảo tồn và nghiên cứu như Đông Sơn, Hoàng Hạ, Quảng Xương, Ngọc Lũ.... Trống đồng thường có đường kính mặt khoảng 50cm, cao từ 45 đến 50 cm, mặt trống phủ vừa sát đến tang trống. Giữa mặt trống thường có ngôi sao 10 hoặc 14 cánh, không có tượng cóc trên rìa mặt trống. Phần trên thân trống phình ra, đỡ lấy mặt trống, phần dưới hình viên trụ tròn. Trống đồng loại Hê gơ I là những chiếc Trống hoàn thiện nhất, chế tác từ đồng, trống vang, âm thanh trong.
Trống đồng không chỉ có chức năng nhạc khí mà còn có những chức năng khác như làm biểu tượng cho quyền lực, tôn giáo...Theo tín ngưỡng của người Việt thì trống đồng là một vật linh vì có vị thần tự xưng là thần trống đồng, tức thần Đồng Cổ đã giúp nhiều triều đại Việt Nam trong việc giữ nước hộ dân từ thời Vua Hùng, đến nhà Lý, nhà Trần... Trống được dùng trong các nghi lễ tôn giáo, trong lễ hội, và trong chiến tranh khi người thủ lĩnh bộ lạc kêu gọi mọi người từ khắp nơi tụ về để cùng chiến đấu. Trống thường thuộc về những người thủ lĩnh và là biểu tượng của quyền lực. Người thủ lĩnh có quyền lực càng lớn thì trống càng to và đẹp. Trống đồng cũng được coi là một tài sản quý, và được chôn theo khi người chủ qua đời.
Người ta đặt úp trống trên sàn nhà hay trên mặt đất, dùng cái dùi có mỏ khoắm bọc vải gõ vào. Trong nghi thức tang lễ người ta dùng trống đồng với kèn đám ma, sao ngang, đàn nhị, cồng chiêng, thanh la và trống bịt da dê. Riêng người Khơ Mú họ dùng dùi thẳng có phần đầu bọc vải để gõ vào trống úp xuống, còn người Lôlô đặt hai cái trống đồng nằm nghiêng hoặc treo nghiêng, mặt trống đối diện nhau và dùng dùi thẳng như người Khơ Mú.
Tại Việt Nam, một số dân tộc như người Mường, người Pu Péo, người Lô Lô vẫn sử dụng trống đồng. Theo phong tục Pu Péo, có trống "đực", trống "cái" được ghép với nhau thành cặp đôi. Hai trống treo quay mặt vào nhau, một người đứng giữa cầm củ chuối gõ trống phục vụ lễ cúng. Người Lô Lô cũng đánh trống đồng theo cặp: một trống đực và một trống cái. Trống to (trống cái) gọi là dảnh mo, trống bé (trống đực) gọi là dảnh pố.
Trống đồng Ngọc Lũ và Trống đồng Đông Sơn được các chuyên gia xếp vào loại trống cấp I, cổ xưa nhất và có độ hoàn thiện cao. Hiện nay, nhiều Mô hình trống được mô phỏng dựa trên 2 mẫu trống này để trưng bày hay trang trí.
Trống đồng Đông Sơn
Từ bao đời nay, trống đồng Đông Sơn là biểu tượng cho nền Văn hóa Đông Sơn và nền văn minh Sông Hồng của người Việt cổ thời kỳ Hùng Vương dựng nước Văn Lang. Đó cũng là biểu tượng thiêng liêng của nền văn hoá dân tộc Việt Nam. Quê hương của trống đồng Đông Sơn là vùng Đất Tổ Phú Thọ và các tỉnh vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam. Trống đồng Đông Sơn đã tồn tại trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên đến thế kỷ 6 sau Công Nguyên. Tổ tiên người Việt đã tạo nên kỹ thuật luyện kim đồng thau mang đậm yếu tố bản địa của người Việt, tạo lên nền văn hóa đồng thau vào loại bậc nhất ở Đông Nam châu Á. Những chiếc trống đồng Đông sơn chính là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước phát triển rực rỡ và toả sáng trên lưu vực của sông Hồng - Con sông Cái của Việt Nam - Nơi khai sinh ra dân tộc và đất nước Việt Nam ngày nay.
Trong gần một thế kỷ qua, kể từ ngày phát hiện văn hóa Đông Sơn, trống đồng Đông Sơn luôn được các nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu về tất cả các khía cạnh. Tuy nhiên, về chức năng cũng như cách thức sử dụng của trống đồng Đông Sơn vẫn chưa thực sự đồng nhất các quan điểm.
Trống đồng Ngọc Lũ
Trống thuộc văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2.000 – 2.500 năm. Vào năm 1903, người ta thấy chiếc trống lớn và đẹp này tại chùa Đọi (Long Đội Sơn) thuộc làng Ngọc Lũ, tỉnh Hà Nam. Trống do một cụ già tìm được khi đắp đê sông Hồng và đưa về để ở chùa làng. Từ đó chiếc trống đồng Ngọc Lũ được cả thế giới biết tiếng và trở thành một trong những di vật đồng thau tiêu biểu nhất.
Về cơ bản, trống đồng Ngọc Lũ là chiếc trống tiền sơ khai của trống đồng Đông Sơn. Ngày nay, chúng ta biết đến là một bảo vật Quốc gia cấp I. Trống đồng Ngọc Lũ thuộc loại HI theo phân loại của học giả Áo F.Héger, là chiếc trống đẹp, tinh xảo, nguyên vẹn và có hình dáng cân đối, hài hòa nhất trong những trống Đông Sơn đã phát hiện. Ngoài chức năng chính là một loại nhạc cụ quan trọng, cũng như các trống đồng Đông Sơn khác, trống đồng Ngọc Lũ còn là biểu tượng quyền lực của các thủ lĩnh Đông Sơn.
=>> Có thể bạn quan tâm: Ý nghĩa và cách đặt tượng Quan Công đúng phong thủy
Như đã giới thiệu phía trên, Trống đồng không chỉ là một nhạc cụ thuộc bộ gõ mà còn mang tính biểu tượng. Ngày nay, Trống đồng vẫn được nhiều vùng miền sử dụng, cũng có người sử dụng Trống trưng bày trang trí. Ý nghĩa Trống đồng thời xưa và thời nay có gì khác biệt?
Trung tâm của mặt trống là hình ngôi sao, chính là biểu tượng cho Thần Mặt trời của cư dân nông nghiệp. Mặt trời là vị thần tối cao, người bảo vệ và ban cho mùa màng bội thu. Chiếc Trống là một Vật linh, là sự kết nối giữa người tù trưởng với Thần linh, truyền đại lời dặn dò.
Tương tự như vậy, trên thân trống thường khác hình chim Lạc, biểu tượng của thời Văn Lang. Chim Lạc là loài chim thần, con người rất tôn sùng thần chim Lạc. Chiếc Trống được khác hình chim Lạc và Mặt trời đại biểu cho một vật linh, nơi cư ngụ và truyền đạt của Thần linh.
Trống đồng cũng là một quyển lịch ghi chép ngày tháng và có công dụng tính ngày thời kì đồ đồng. Các hoa văn và hình ngôi sao được sắp xếp theo vòng tròn chu kì, hình ảnh con người, sự vật hay các hoạt động để bán hiệu thời gian.
Ở mặt trống đồng cũng như tang trống và thân trống đều có trang trí hoa văn chia thành hai loại: một loại là hoa văn hình học, một loại là hoa văn hiện thực. Hình hoa văn hiện thực đại diện là người, động thực vật, đây là người xưa muốn gửi gắm vào đó những suy nghĩ tâm tư, ước nguyện của mình về cuộc sống ấm no hạnh phúc. Còn những hoa văn hình học như chấm nhỏ thẳng hàng, vạch chéo và vạch thẳng song song, hình răng cưa, vòng tròn, hình chữ S mang tính chất làm nền cho hoa văn hiện thực.
Chiếc Trống cũng mang ý nghĩa ghi chép lại cuộc sống ngày thường, đại biểu như những vật dụng canh tác: lưỡi cày đồng, lưới đánh cá, giáo và những hình con bò. Hay cảnh đua thuyền, cảnh hiến tế, cảnh đánh trống, đánh chiêng, giã gạo, múa nhảy thấy trên trống đồng đều là những nghi lễ liên quan đến tín ngưỡng nông nghiệp Việt cổ.
Trống đồng có nhiều kích cỡ khác nhau, một số vùng còn phân chia theo cặp. Tuy nhiên, chiếc Trống to nhất, đẹp nhất thuộc về Tù trưởng. Trống là đại diện cho sức mạnh, cho người lãnh đạo. Cũng chính tù trưởng sẽ liên lạc với thần linh sau đó truyền đạt lại cho người dân.
Trống đồng là nhạc khí quan trọng dùng trong các buổi lễ cầu Thần linh, trong trang ma, cưới hỏi,...
Ngày nay, Trống đồng vẫn được một số dân tộc như người Mường, người Pu Péo, người Lô Lô sử dụng. Ngoài ra, nhiều người cũng lựa chọn đặt các mô hình Trống đồng trong nhà như một sự gìn giữa văn hóa, phát huy truyền thống dân tộc.
Trống đồng có thể làm vật trưng bày tại đại sảnh, phòng truyền thống hay phòng khách. Với thiết kế đẹp, thiết kế tinh xảo, đây là vật phẩm mang tính thẩm mĩ cao. Trống đồng cũng thường đặt trông phòng lãnh đạo nhằm biểu tượng cho sắc mạnh của người đứng đầu, tăng ý nghĩa phong thủy.
Trống đồng kích thước nhỏ có thể làm quà tặng cho đối tác hay khách hàng người nước ngoài. Việc này vừa giúp quảng bá hình ảnh văn hóa Việt Nam vừa lưu giữ truyền thống tốt đẹp.
Hi vọng với bài chia sẻ dưới đây sẽ giúp quý khách có thêm kiến thức và hiểu rõ ý nghĩa Trống đồng trong văn hóa Việt. Nếu quý khách đang có nhu cầu mua hay đặt thiết kế Trống đồng chất lượng, liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline: 0937.522.286 nhé.
Đồ Đồng Phong Thủy là đơn vị chuyên cung cấp Quà biếu tặng cao cấp, chất lượng. Các sản phẩm của chúng tôi được chế tác trực tiếp tại làng nghề đúc đồng truyền thống Ý Yên, Nam Định. Với đội ngũ nghệ nhân giỏi, nhiều năm kinh nghiệm luôn tạo nên những sản phẩm được khách hàng đánh giá cao về tính thẩm mỹ và chất lượng.
Trống đồng tại cửa hàng được làm từ nhiều chất liệu đồng khác nhau như đồng thau, đồng đỏ, dát vàng 9999,... cao cấp với đa dạng kích thước. Sản phẩm được đúc dày dặn, tinh xảo, khối lượng nặng, chi tiết hoa văn mô phỏng giống nguyên mẫu trên 90% là những ưu điểm nổi trội của sản phẩm. Cùng với đó, khách hàng sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn bởi kích thước và kiểu dáng đa dạng.
Ngoài ra, chúng tôi nhận chế tác Trống đồng THEO YÊU CẦU của khách hàng. Quý khách có thể đến trực tiếp hệ thống cửa hàng để tham khảo hoặc đặt mua trực tiếp quan Website linhvatphongthuy.com.vn nếu không có điều kiện đến xem. Đồ Đồng Phong Thủy cam kết hàng chuẩn hình ảnh quảng cáo và chỉ thu tiền sau khi nhận hàng, kiểm tra.
Nguồn: Sưu tầm
Biên soạn: Đồ Đồng Phong Thủy
12+ Quà Tặng Ngày Quân Đội Nhân Dân Việt Nam 22/12 Ý Nghĩa (21/08/2023)
7 Quà tặng ngày thành lập Đoàn 26/3 ý nghĩa nhất (29/05/2023)
15 Quà tặng ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3 ý nghĩa và đẹp nhất (27/05/2023)
Top 9 Quà tặng ngày thầy thuốc Việt Nam 27/7 độc đáo (06/04/2023)
Top 10 Quà tặng ngày của Cha ý nghĩa và độc đáo (05/04/2023)
15+ Quà tặng ngày gia đình Việt Nam ý nghĩa & thiết thực (31/03/2023)
Tổng hợp 22+ Quà tặng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 ý nghĩa nhất (14/03/2023)
7 Mẫu Tháp Văn Xương 13 tầng đẹp để bàn, trấn trạch (25/02/2023)
5 Mẫu Tháp Văn Xương 9 tầng đẹp để bàn làm việc, kệ, tủ (24/02/2023)
15 Mẫu Tháp Văn Xương 7 tầng đẹp để bàn làm việc, trang trí phong thủy (14/02/2023)