Trong văn hóa thờ cúng tâm linh của người Việt, bên cạnh ban thờ gia tiên, ban thờ Phật thì còn có bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa thường đặt tách riêng ở dưới đất. Đặc biệt là những gia đình làm ăn, kinh doanh thì càng cần chăm chút kỹ lưỡng cho ban thờ vị thần này. Vậy ý nghĩa tục thờ Thần Tài Thổ Địa là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây. 

tục thờ thần tài thổ địa

Bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa được đặt nhiều ở cửa hàng kinh doanh

Tìm hiểu Thần Tài, Thổ Địa là ai? 

1. Thổ Địa là vị Thần cai quản đất đai

Câu nói mà ông bà ta từ xa xưa đã lưu lại: “Đất có thổ công, Sông có hà bá” chính là nói đến Ông Thổ Địa, vị thần cai quản đất đai, trạch thổ. Gia đình nào sống ở đâu thì ở đó có những vị Thổ Địa riêng cai quản. 

Thổ Địa vừa cai quản công việc các công việc trên đất như xây dựng, đào ao, làm vườn… đồng thời còn là người bảo vệ cho mảnh đất đó khỏi bị quấy nhiễu phá phách, phù hộ cho gia đình được buôn may bán đắt, công việc thuận lợi.

2. Thần tài là vị thần cai quản tiền bạc, đem tài lộc đến cho gia chủ 

Thần Tài chính là vị thần cai quản tiền bạc và của cải, đem đến tài lộc cho mọi nhà, mọi người. Trước khi làm một công việc gì đó, mọi người thường cầu Thần Tài phù hộ cho công việc được suôn sẻ, thuận buồn xuôi gió, tài lộc hanh thông.

ý nghĩa tục thờ thần tài thổ địa

Trong cuộc sống luôn có sự hiện diện của hai vị thần này

Ý nghĩa tục thờ Thần Tài, Thổ Địa của người Việt

Theo quan niệm xưa cho rằng Thần Tài là một dạng thổ thần kiểu Thần Đất (Thần Thổ Địa). Đó là vị thần hộ mệnh của xóm làng, cai quản đất đai, phù hộ con người và gia súc trong xóm làng.

Ngày xưa, khi những người dân Việt đi khai hoang, họ gặp nhiều khó khăn và ý niệm về các vị thần hình thành từ đó làm chỗ dựa tâm linh của họ trên con đường mưu sinh. 

Thần Đất là vị thần bảo hộ đất đai, hoa màu thể hiện tính nông nghiệp đồng thời là vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc. Đây cũng là dấu ấn của thời kỳ kinh tế thương nghiệp. Chính vì vậy trên bàn thờ Thần Tài thường có thêm Thần Thổ Địa là vì thế.

ý nghĩa tục thờ thần tài thổ địa

Lập bàn thờ Thần Tài với mong muốn công việc làm ăn phát tài, phát lộc

Bàn thờ Thần Tài cần những vật phẩm gì? 

Tùy thuộc vào ngân sách tài chính, kích thước ban thờ lớn hay nhỏ để gia chủ có sự lựa chọn về số lượng vật phẩm phù hợp. Dưới đây là một số vật phẩm "gợi ý" cần có trên ban thờ Thần Tài. 

1. Tượng Thổ Công, Thần Tài

Trên bàn thờ Thần tài, Ông Địa nhất định phải có tượng Thần Tài Ông Địa để thờ. Được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Bạn có thể bày trí, từ ngoài nhìn vào bên trái là ông Thần tài, bên phải là Ông Địa. Thông thường, trên bàn thờ thần tài thường đi kèm với tượng thờ thêm Ông Địa. Đây là hai vị quan thường được thờ chung trên bàn thờ với nhau.

2. Hũ gạo, hũ muối, hũ nước

Trên bàn thờ cúng Thần Tài không thể thiếu những món đồ này vì vật phẩm mang lý do là vật tượng trưng cho một cuộc sống no đủ, yên ấm trong gia đình. Người ta bài trí những vật này thường xuyên trên bàn thờ và cuối năm mới thay đi.

3. Bát hương - Bát nhang

Giữa bàn thờ Thần tài, Ông Địa là một bát nhang, bát nhang này khi bốc phải theo một số thủ tục nhất định. Để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ, các bạn nên dùng keo 502 dán chết bát nhang xuống bàn thờ. Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát nhang gọi là bị động bát nhang, mọi chuyện trở nên không tốt cho việc làm ăn của gia chủ.

4. Lọ hoa 

Trên bàn thờ Thần Tài lúc nào cũng nên có lọ hoa tươi, đặt ở bên tay phải, trưng bày thêm đĩa trái cây bên tay trái khi nhìn từ ngoài vào, không nên dùng hoa giả, hoa bị héo. Thường xuyên thay hoa tươi trong lọ hoa, tránh để hoa khô héo trong lọ trên bàn thờ. Cũng cần lưu ý các loại hoa có thể dùng để thắp hương và không thể dâng lên. 

5. Mâm bồng

Trái cây thờ Thần tài, Ông Địa nên sắp ngũ quả (5 loại trái cây). Bạn có thể thắp hương hoa quả, trái cây hàng ngày hoặc vào các ngày mùng 1, rằm hàng tháng. Nên chọn các trái quả tươi mới, không dập hay héo.

ý nghĩa tục thờ thần tài thổ địa

Tùy theo kích thước ban thờ để gia chủ có sự lựa chọn phù hợp

6. Ngai chén

Trên bàn thờ Thần tài bạn nên bày cúng thêm 5 chén nước hình chữ thập vì chúng đại diện cho ngũ hành và ngũ phương và để bàn thờ thần tài đẹp hơn. Khi thực hiện nghi thwusc thờ cúng cần thay mới nước. Nên dùng nước khoáng, trong sạch. Ngai chén cũng chỉ chuyên dùng đặt trên ban thờ, tuyệt đối không dùng vào việc khác.

7. Ông Cóc - Thiềm Thừ

Thờ Thần tài, Ông Địa mỗi gia đình nên có thêm Cóc ba chân để bên trái (Từ ngoài nhìn vào). Sáng quay Cóc ra, tối quay Cóc vào.

8. Tô đổ đầy nước và hoa tươi trải trên mặt nước

Ngoài cùng trên mặt đất, các bạn nên chọn một cái tô sứ thật đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước cái này làm Minh Đường Tụ Thủy – Một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi.

Hướng dẫn cách đặt bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa

+ Vị trí bàn thờ

Thần Tài - Ông Địa là một cặp 2 ông thần được thờ trong một cái tủ thờ. Theo phong thủy phòng thờ thì bàn thờ Thần Tài - Ông Địa đều đặt hướng thẳng ra phía cửa nhà, dựa vào tường để tạo sự vững chắc.

+ Cách bài trí, sắp xếp

  • Tượng Thần Tài, ông Địa: Sắp Thần Tài bên trái, ông Địa bên phải theo hướng nhìn từ ngoài nhìn vào.
  • Bài vị: Đặt bên trong cùng của bàn thờ.
  • Bát hương: Đặt ở giữa bàn thờ và nên dán cố định lại để tránh việc di động khi lau dọn.
  • Ba hũ đầy gạo, muối và nước: Đặt ở vị trí giữ Thần Tài Và Ông Địa. Chỉ cần thay ba hũ này vào lúc cuối năm.
  • Lọ hoa tươi và đĩa trái cây tươi: Đặt lọ hoa bên tay phải và đĩa quả cây bên tay trái theo hướng từ bên ngoài nhìn vào.
  • Khay hình chữ Nhất xếp 5 chén nước: thể hiện cho ngũ phương và cũng là tượng trưng cho Ngũ Hành phát sinh phát triển. Đặt ở giữa phía trước bát hương (nhiều người sẽ đjăt theo hình chữ thập tượng trưng ngũ phương, ngũ hành).
  • Tô sứ nông đựng đầy nước và cánh hoa tươi: Đặt ngoài cùng trên mặt đất. Tượng trưng cho Minh Đường Tụ Thủy, giúp giữ tiền bạc.
  • Cóc ngậm tiền: Đặt cóc Thiềm Thừ ở phía bên phải từ ngoài nhìn vào. Sáng thắp hương quay cóc ra ngoài để đón lộc. Tối quay cóc vào để giữ lộc và giữ tiền bạc không thất thoát.
  • Phật Di Lặc: Ngài sẽ giúp quản lý và ngăn chặn các vị thần không làm những điều sai trái.

ý nghĩa tục thờ thần tài thổ địa

Bàn thờ cần được đặt nơi sạch sẽ, thông thoáng

Những lưu ý khi thờ Thổ Công - Thần Tài tại gia

Bàn thờ cúng Thần Tài, Thổ Công được ví như bộ phận lễ tân đón khách, vậy nên không thể đặt ban thờ trong nhà hay ở những không gian yên ắng, ít người qua lại.

  • Cần đặt bàn thờ ngay cửa chính, phía sau có chỗ dựa chắc chắn và hướng quay ra cửa hoặc quay ngang.
  • Đối với những nhà sử dụng bàn thờ nhỏ, nên đóng thêm phần gỗ làm bục xung quanh để bày biện đồ cúng tế chứ không được đặt xuống đất.
  • Bàn thờ và bát hương trên bàn thờ kích thước cân xứng, hài hòa không gian và phù hợp túi tiền. 
  • Không nên thay Kim Thiền bằng Tỳ Hưu hay Kỳ Lân. Đặc biệt, khi mua hai tượng ông Thổ Địa và ông Thần Tài cần chú ý, không mua tượng bị lỗi.
  • Trước mặt bàn thờ luôn luôn phải giữ sự sạch sẽ và có khoảng không nhất định. Không đặt gần khu bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, không để các vật dụng có góc cạnh đụng chạm vào.

ý nghĩa tục thờ thần tài thổ địa

Chúng tôi chuyên cung cấp vật phẩm phong thủy, tượng phong thủy chất lượng

Hi vọng rằng, trong bài chia sẻ dưới đây sẽ giúp quý khách hiểu rõ hơn về tục thờ Thần Tài - Thổ Địa của người Việt. Nếu quý khách đang có nhu cầu tìm mua tượng Thần Tài - Thổ Địa, liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0937.522.286

Đồ Đồng Phong Thủy là đơn vị chuyên cung cấp linh vật phong thủy, vật phẩm phong thủy, tượng phong thủy cao cấp, chất lượng. Các sản phẩm của chúng tôi được khách hàng đánh giá cao bởi mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, đúc dày dặn, chế tác tinh xảo. 

Bộ sưu tập tượng Thần Tài - Thổ Địa bằng đồng tại cơ sở chúng tôi với đa dạng kích thước giúp khách hàng có sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng. Sản phẩm được đúc bằng đồng thanh khiết, các chi tiết hoa văn sắc nét, góc cạnh, bề mặt xử lý kỹ cho độ bền cao.