Với người Việt nói riêng hay cộng đồng các nước theo đạo Phật nói chung, Phật Di Lặc là vị Phật nổi tiếng và được nhiều người thờ phụng. Ngày nay, Phật Di Lặc thường được gắn với hình ảnh như 1 vị Thần Tài, mang lại an lành, thịnh vượng. Ý nghĩa tượng Phật Di Lặc là gì? Đặt tượng Phật Di Lặc tại gia thế nào mới đúng? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Phật Di Lặc có ý nghĩa gì?
Di Lặc phiên âm tiếng Phạn là Maitreya, dịch nghĩa là Từ Thị. Chữ “Thị” ở đây là họ, còn chữ “Từ” chỉ cho lòng từ, bi, hỉ, xả của Ngài. Trong Kinh Pháp Hoa và Kinh Bình Đẳng Giác, Di Lặc là A Dật Đa, là một đệ tử của Phật Thích Ca. Tuy nhiên, Kinh Thuyết Bản hai người Di Lặc và A Dật Đa là khác nhau.
Theo kinh Di Lặc Hạ Sinh, Theo các ghi chép tại Ấn Độ, Di Lặc có xuất thân là hoàng tử thuộc Bà-la-môn, xuất gia tu tập theo Phật và viên tịch trước Phật. Tương truyền 4000 năm sau, Ngài sẽ sở sinh trở lại thế giới Ta-bà, thành đạo ở vườn Hoa Lâm, dưới gốc cây Long Hoa, tên hiệu là Di Lặc
Sở nguyện của Ngài là: “Vì muốn cứu hộ thế gian và mong cầu thiện lợi và hữu ích, mong an ổn khoái lạc". Hiện tại, Ngài đang ở cõi trời Đâu-suất (Tuṣita). Sau bốn ngàn năm, Ngài sẽ kế tiếp Đức Phật Thích Ca để truyền thừa Chánh pháp.
Kinh Chuyển Luân Vương tu hành nói rõ: “Trong lúc nhân loại sống tám vạn tuổi, con gái đến năm trăm tuổi mới gả chồng, và có chín thứ bệnh (…) Vào thời kì ấy thì có đức Phật ra đời hiệu là Di Lặc Như Lai.”
Theo các truyền thuyết Trung Quốc, vào khoảng thế kỷ X, thờ Ngũ Quốc (907-960), tại đát Minh Châu, huyện Phụng Hóa Bồ Tát Di Lặc xuất hiện dưới pháp thân là một vị sư mập, mặc áo hở bụng, gương mặt luôn vui tươi, trên vai đeo túi vải. Ngài đi giảng kinh cho người nghèo, làm nhiều việc lạ thường. Thiên hạ không rõ Ngài là ai, chỉ gọi là "Bố Đại Hòa Thượng". Từ đó, hình tượng Phật Di Lặc tại Trung Quốc và một số nước Á Đông luôn mang hình tượng đại sư bụng phệ, miệng luôn mỉm cười.
=>> Có thể bạn quan tâm: Ý nghĩa và cách khai quang tượng Tỳ Hưu phong thủy
Với người Việt Nam, Phật Di Lặc thường có là hình tượng vị sư mập, mặc áo để hở bụng, gương mặt rất vui, trên vai đeo một cái túi vải. Nụ cười của Đức Phật Di Lặc là nụ cười hoan hỷ bất diệt. Người ta cho rằng, ở đâu có Ngài, ở đó có hạnh phúc. Nụ cười xuất hiện trên các pho tượng, tranh vẽ mang cảm giác thanh thản, nhẹ nhàng, vô lượng từ tâm, bao dung độ lượng. Dái tai dài tượng trưng cho xuất thân phú quý của Ngài, cũng biểu thị cho sự lắng nghe. Cái bụng tròn ngụ ý cho tấm lòng từ bi rộng lớn, dù ai nói gì, làm gì Ngài vẫn cười vui.
Phật Di Lặc là tấm gương cho Phật tử noi theo, dù có gặp chấp ngã, quấy nhiễu cũng không thể làm loạn Tam vì ta đã giác ngộ. Tất cả chúng sinh hỹ xả thì trí tuệ mới phát sanh, tâm luôn vui vẻ, an nhiên, không vướng bụi trần, ta cũng không còn đau khổ, phiền não vì chuyện trong cuộc sống nữa.
Không biết từ khi nào, người ta đồng hóa Đức Phật Di Lặc với Thần Tài, qua các hình vẽ hay tượng Phật, xuất hiện thỏi vàng trên tay. Mặc dù, hình tượng này sẽ làm giảm mất tính cao quý của đức Phật, vì Ngài là người không còn tham đắm một thứ gì. Tuy nhiên, chính vì vậy mà hình tượng của Phật Di Lặc được phổ biến rộng rãi trong quần chúng chứ không gói gọn, giới hạn trong khuôn viên chùa chiền.
Bên cạnh việc nắm bắt được tượng Phật Di Lặc hợp tuổi gì, khi thỉnh tượng Phật về nhà bạn sẽ cần lựa chọn vị trí đặt tượng chuẩn nhất. Điều này sẽ mang tới tính phong thủy, giúp gia chủ phất lên nhanh chóng.
Theo quan niệm trong phong thủy của nhiều chuyên gia cho biết, vị trí đắc địa nhất để bày tượng Phật Di Lặc chính là đặt tượng đối diện với cửa chính. Bên cạnh đó, khi đặt tượng Phật, gia chủ sẽ cần trưng bày ở độ cao khoảng 1m và hướng nhìn thẳng ra cửa nhà. Gia chủ có thể thay thế bằng cách chọn đặt tượng Phật Di Lặc lên một chiếc bàn cạnh tường hoặc ở góc xa nhất. Đồng thời, vẫn phải đảm bảo yếu tố đối diện với cửa chính.
Ngoài ra, gia chủ cũng cần phải lưu ý rằng đặt tượng Phật Di Lặc theo những cung tốt trong phong thủy. Những cung này bao gồm: Sinh Khí, Thiên Y, Diên Niên, Phục Vị để mang tới nhiều may mắn và tài lộc. Đặc biệt, gia chủ có thể đặt tượng Phật Di Lặc hướng trùng với hướng của ngôi nhà để tránh phạm âm – dương thuận nghịch.
=>> Có thể bạn quan tâm: Ý nghĩa tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ hay
Phật Di lặc là một vị Tịnh chủ cai quản một phương, Ngài có nhiều phép thần thông và nắm vị trí quan trọng trong Phật Giáo. Khi thỉnh tượng Phật về nhà thờ, gia chủ tuân thủ những quy tức và lưu ý để không phạm vào cấm kị mang lại tai ương cho gia đình.
- Không đặt trực tiếp Tượng Phật Di Lặc xuống sàn nhà. Tượng Phật Di Lặc ngồi với chiếc bụng bự làm nhiều người tưởng nhầm với ông Địa nên hay bày ở góc nhà, Tuy nhiên Phật Di Lặc là một vị Phật uy nghiêm của Phật giáo, việc trưng bày dưới đất thể hiện thái độ bất kính.
- Không được để trong các không gian như phòng ngủ, cầu thang, gần nhà tắm, vì đây là không gian riêng tư và thiếu tôn trọng với Phật. Đặt tượng trong phòng ngủ còn dẫn tới những giấc ngủ mộng mị, ngủ không ngon giấc về lâu về dài ản hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Không đặt tượng gần hoặc hướng về những nơi như nhà vệ sinh, phòng ăn vì những khu vực này không sạch sẽ và thiếu sự trang nghiêm.
- Không nên đặt tượng Phật trong két sắt, tủ, hộp hay rương khóa lại, không những không mang lại may mắn mà còn khiến người trong gia đình gặp chuyện không may.
- Không được đặt tượng Phật Di Lặc dưới chân gác hay cầu thang vì những khu vực này thường xuyên có người đi lại phía trên. Đặt tượng ở đây sẽ khiến cho gia đình hay gặp chuyện lận đận.
- Tượng Phật Di Lặc có thể thờ cùng Phật Thích Ca và Phật Di Đà thành bộ tượng Tam Thế Phật. Ba vị phải được đặt đồng bậc đồng cấp với nhau, Đức Phật Thích Ca ở trung tâm.
Hiện nay, tượng Phật Di Lặc được chế tác từ nhiều chất liệu như tượng bằng gỗ, đá, đồng, sứ trắng, thạch anh... Mỗi chất liệu đều mang đặc tính khác nhau với những ưu, nhược điểm riêng. Tuy nhiên, xét về các tiêu chí như chất lượng, mẫu mã, giá thành thì bộ tượng Phật Di Lặc bằng đồng là sự lựa chọn của +3.000 khách hàng bởi những "điểm cộng" dưới đây.
Kế thừa và phát huy những giá trị nghệ thuật tại làng nghề đúc đồng truyền thống Ý Yên, Nam Định, cơ sở Đồ Đồng Phong Thủy là một trong những đơn vị hàng đầu chuyên nhận chế tác tượng Phong thủy uy tín. Các sản phẩm đúc thủ công mỹ nghệ của chúng tôi được chế tác theo phương pháp thủ công bởi người nghệ nhân giỏi, thể hiện trình độ đúc đồng đỉnh cao. Các mẫu tượng Phật, đồ phong thủy tại đơn vị luôn được khách hàng, các sư thầy đánh giá cao về độ giống thật, đẹp chân thực và nét truyền thần trong bức tượng. Mỗi sản phẩm đều đạt các tiêu chí kiểm định nghiêm ngặt, nét chạm thanh thoát, diện mặt thần thái, tỉ lệ kích thước hình khối chuẩn.
Chúng tôi sở hữu phân xưởng lớn cùng nhiều xưởng vệ tinh tại làng nghề Vạn Điểm, hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại. Cùng với đó là đội ngũ nghệ nhân giỏi hàng đầu, đội ngũ thợ hoàn thiện có tay nghề cao. Với những lợi thế đó, Đồ Đồng Phong Thủy luôn cho ra đời những sản phẩm đẹp, tinh xảo, chất lượng.
Nếu bạn đang có nhu cầu đúc tượng Phật, thỉnh tượng Phật Di Lặc bằng đồng về thờ, liên hệ ngay Hotline: 0937.522.286 với chúng tôi.
◾️Bước 1: Khách hàng gọi Hotline: 0937.522.286 để được tư vấn về sản phẩm (cần liên hệ trước, bởi các số lượng khách hàng mua nhiều nên các sản phẩm không có sẵn tại cửa hàng)
◾️Bước 2: Sau khi chọn và chốt mẫu, chúng tôi sẽ tiến hành báo giá
◾️Bước 3: Khách hàng đặt cọc và chúng tôi sẽ xác nhận tiền cọc qua ngân hàng
◾️Bước 4: Sau khi sản phẩm hoàn thành, chúng tôi sẽ thông báo trước 1 - 2 ngày để xác nhận và giúp khách hàng sắp xếp thời gian nhận hàng.
◾️Bước 5: Giao hàng, kiểm tra hàng (nếu hàng lỗi, khách hàng được quyền trả lại ngay)
◾️Bước 6: Khách nhận hàng và thanh toán tiền.
12+ Quà Tặng Ngày Quân Đội Nhân Dân Việt Nam 22/12 Ý Nghĩa (21/08/2023)
7 Quà tặng ngày thành lập Đoàn 26/3 ý nghĩa nhất (29/05/2023)
15 Quà tặng ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3 ý nghĩa và đẹp nhất (27/05/2023)
Top 9 Quà tặng ngày thầy thuốc Việt Nam 27/7 độc đáo (06/04/2023)
Top 10 Quà tặng ngày của Cha ý nghĩa và độc đáo (05/04/2023)
15+ Quà tặng ngày gia đình Việt Nam ý nghĩa & thiết thực (31/03/2023)
Tổng hợp 22+ Quà tặng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 ý nghĩa nhất (14/03/2023)
7 Mẫu Tháp Văn Xương 13 tầng đẹp để bàn, trấn trạch (25/02/2023)
5 Mẫu Tháp Văn Xương 9 tầng đẹp để bàn làm việc, kệ, tủ (24/02/2023)
15 Mẫu Tháp Văn Xương 7 tầng đẹp để bàn làm việc, trang trí phong thủy (14/02/2023)